Posted on: 04/03/2022 | Tin tức

CÁC LỜI KHUYÊN VÀ LỜI CẢNH BÁO CHO CÁC BẠN TRONG QUÁ TRÌNH RÈN LUYỆN CÁC CÚ ĐẤM

Việc luyện tập boxing hiện nay dần trở nên rất phổ biến, các bạn trẻ tham gia vào bộ môn này càng nhiều. Vì vậy, với việc luyện tập đấm bốc cũng có rất nhiều điều cần lưu ý. Do vậy, trong bài viết này Boxing Saigon sẽ mang đến những lời khuyên tốt nhất và những lời cảnh báo phù hợp nhất.

Xin mời các bạn cùng theo dõi

Lời khuyên khi luyện tập đấm bốc

  • Trong quá trình luyện tập thể lực với tạ, các bạn có thể tăng thêm trọng lượng tạ nếu cảm thấy bản thân mình còn đủ sức. Đặc biệt, nếu các bạn có thể đấm với tạ 5-7kg mà bạn vẫn cảm thấy thoải mái thì bạn có thể đấm gãy răng đối thủ với một cú đấm duy nhất.

 

  • Khi nắm đấm của bạn đưa gần tới đối thủ, hãy siết chặt nắm đấm
  • Khởi động xương khớp, làm nóng cơ trước khi luyện tập để tránh các chấn thương không đáng có
  • Các bạn có thể rèn luyện các cú đấm dưới nước để tăng tốc độ và sức mạnh cho các cú đấm
  • Rèn luyện cú đấm để gây tổn thương cho đối thủ

Lời cảnh báo cần chú ý:

  • Bạn cần hiểu rõ sức mạnh của bản thân mình để có thể có các bài tập để rèn luyện các cú đấm trở nên mạnh hơn. Vì vậy, các bạn cần hiểu rõ bản thân để có thể nổ lực đúng mức để rèn luyện các kỹ năng.
  • Tránh ra đòn đấm với cánh tay thẳng, tránh làm khủy tay của mình bị chấn thương
  • Khi luyện tập cùng tạ đơn các bạn cần nắm chặt để tránh tạ không bị văng ra khỏi tay. Và các bạn cần đeo găng tay để tránh ra mồ hôi.

Các kỹ thuật phòng thủ trong boxing

Trong boxing, ngoài việc rèn luyện kỹ năng tấn công đối thủ các bạn cũng cần rèn luyện các kỹ năng phòng thủ trong boxing.

  • Footwork – bộ pháp
    • Lùi: đây là một trong những kỹ thuật phòng thủ hiệu quả nhất để giảm các khả năng trúng đòn và tìm cơ hội phản công.
    • Di chuyển quanh đối thủ: bạn cần rèn luyện các kỹ năng linh hoạt vừa tấn công vừa phòng thủ. Tuy nhiên đây là cách có hiệu quả không lâu dài, nếu bạn di chuyển quanh đối thủ lâu sẽ bị kiệt sức.

 

  • Tiến lên phía trước: bạn tiến đến thật gần đối thủ để che tầm mắt của đối thủ và tìm cơ hội khóa tay đối thủ, vô hiệu hóa đòn tấn công.

Che chắn (bẻ tay): chiêu này là cách phòng thủ cơ bản đòi hỏi nhiều kỹ năng, sức mạnh. Tuy này, chiều này thường không hiệu quả khi gặp đối thủ có cánh tay dài hơn bạn.

 

Đỡ đòn/gạt đòn: chiều này khá giống với chiều thức trên, các bạn dùng tay để làm chệch hướng cú đấm của đối thủ.

Cuộn người/vai: Đây là một chiều thức gạt đòn, thay vì dùng tay các bạn hãy dùng phần thân để đỡ đòn và phản công ở bất kỳ cực ly gần hay xa.

Né đòn qua hai bên: đây chính là kỹ thuật phòng thủ điều luyện nhất trong boxing. Bạn cần né sang hai bên đối với các cú đấm.

 

Tấn công: đây chính là cách tốt nhất trong phòng thủ, các bạn có thể duy trì tư thế phòng thủ và bật ngược lại tình thế.

Vừa rồi là các thông tin hữu ích về việc luyện tập boxing cũng như các lưu ý các bạn cần nắm bắt trong quá trình luyện tập.

Hy vọng các bạn sẽ luyện tập thành công!

Xem thêm: 4 LỢI ÍCH KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI LUYỆN TẬP BOXING VỚI ĐÍCH ĐẤM ĐÁ

Liên hệ nhân viên kinh doanh